Home >> Dịch vụ cây xanh >> Trồng cây xanh trong đình đến chùa

Trồng cây xanh trong đình đến chùa

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng đi Chùa, Đình, Đền nhưng không biết mọi người có để ý đến kiến trúc trồng cây xanh trong quần thể ba loại kiến trúc văn hóa cổ này và ý nghĩa của từng loại cây xanh đó như thế nào không?
Cùng theo năm tháng Cây xanh trúc lâm đã có kinh nghiệm, kiến trúc thi công hạng mục cây xanh cho Chùa, Đình, Đền…
– Những loại cây xanh hoa lá được trồng ở Chùa, Đền, Đình:
Cây đại: được trồng ở hai bên đường vào, sát ngay phía trước hoặc ở hai bên di tích, ít khi được trồng ở phía sau. Loài cây này có một vẻ đẹp rất thoát tục với hình thức những thân cây trụi lá và những chùm hoa trên cao, tạo cảm giác linh thiêng, mênh mang trong không gian của các kiến trúc tôn giáo cổ truyền. Cây đại thường thấy rất phổ biến ở các chùa. Theo nhà Phật thì cây đại là một cây thiêng trong hệ cây thiên mệnh (nghĩa là sinh khí, linh hồn của vũ trụ, trời đất). Trong quan niệm của người xưa thì loài cây này có khả năng hút sinh lực từ bầu trời chuyển xuống cho đất và nước để khởi phát một cuộc sống viên mãn.

Cây Hoa Đại

Cây Hoa Đại

Cây Bồ Đề: còn được gọi là giác thụ, đại thụ, là hiện thân của sự giác ngộ, sáng suốt, minh triết, tượng trưng cho đạo Phật vì đạo Phật lấy trí tuệ làm đầu, nhờ trí tuệ mà giác ngộ, diệt trừ được vô minh là mầm mống của mọi tội ác. Cây đề tượng trưng cho Tri, Trí, Đạo và Giác nên thường được trồng ở phía trước, bên trái cửa chùa. Cây đề hay bồ đề còn được gọi là Pippala (Tất Bát La) gắn với tích truyện về Thích Ca Mâu Ni ngồi tham thiền dưới gốc cây này mà giác ngộ, người ta còn gọi là chứng quả bồ đề. Vì vậy, cây bồ đề được trồng ở chùa còn là biểu tượng cho mục đích của các kiếp tu.

Cây Bồ Đề

Cây Bồ Đề

Cây sung: thường được trồng ở phía trước, bên trái hoặc cạnh ao chùa. ở nước ta, cây sung được coi như loài cây thay thế cho cây Vô ưu. Cây này tượng trưng cho sự diệt trừ 108 điều phiền não, là biểu tượng cho tinh thần của thế giới nhà Phật, nhắc nhở các kiếp tu và đem phúc tới cho các phật tử.

Cây sung

Cây sung

Cây mít: tên tiếng ấn là Paramita (đọc theo phiên âm Hán Việt là Ba La Mật Đa) có nghĩa là: cứu cánh tới cùng của mọi sự đến bờ giác ngộ nơi không còn sinh tử lo âu, đưa người ta ra khỏi bến mê đến bờ giác ngộ Cây mít vì thế tượng trưng cho đại trí tuệ, nhắc nhở con người cần phải tĩnh tâm trên con đường trí tuệ (việc lấy lá mít lót oản cúng Phật có lẽ là dựa vào ý nghĩa này). Cây mít thường được trồng rất phổ biến trong các chùa, thường được trồng ở trong vườn chùa, ở hai bên và phía sau chùa. Mít cho quả làm các món chay. Gỗ mít còn được dùng để tạc tượng và làm vật liệu tu bổ di tích.

Cây Mít

Cây Mít

Cây gạo: thường được trồng nhiều ở các đền, quán hoặc những ngôi chùa vừa thờ Phật vừa thờ Thánh. Người ta cho rằng cây gạo với những chiếc gai ở thân cây cũng được coi là chiếc thang bắc lên trời, là cái gạch nối trong mối giao hòa giữa cha trời và mẹ đất.

Cây gạo

Cây gạo thường được trồng nhiều ở các đền, quán hoặc những ngôi chùa vừa thờ Phật vừa thờ Thánh

Cây thông /tùng: tượng trưng cho người quân tử, học rộng tài cao, cũng là biểu tượng cho sự kiên tâm giữ vững được phẩm chất cao đẹp của mình trước phong ba bão tố. Thông là biểu tượng của thánh nhân, mang cốt cách thanh tao, thoát tục, gần gũi với tâm hồn vô vi của đạo Lão và tư tưởng của Thiền tông. Cây thông với dáng đứng thẳng của mình còn được coi như là gạch nối giữa trời và đất, để cho âm dương giao hòa. Thông còn là hiện thân của trí tuệ, sự thông hiểu. Và đó chính là đạo, là con đường nhắc nhở và dẫn dắt kiếp tu tới siêu thoát.

Cây trúc /tre: là những loài cây có nhiều ý nghĩa vượt ra ngoài lẽ tự nhiên. Tre, trúc mọc quần tụ đông đúc được cho là biểu trưng của sự hợp quần của các tín đồ. Hơn nữa, cây trúc với gióng thẳng từ xưa đã được coi là tượng trưng cho người quân tử có phẩm chất ngay thẳng cao thượng. Ngoài ra, những thân tre, trúc nhiều đốt còn mang tư cách là chiếc thang lên trời trong ước vọng thông linh trời đất, tre thường được dùng để treo cành phan. Với đạo Phật, tre, trúc với ruột rỗng còn là biểu tượng của tâm không dẫn dắt Phật tử trở về với bản thể chân như để thấy Phật tâm. Trong tín ngưỡng dân gian chịu ảnh hưởng của đạo Phật thì tre trúc còn thông qua hình dáng vươn cao đu đưa theo gió mà có ý nghĩa tùy duyên mà hóa độ.

Cây tre vàng

Cây tre

Cây muỗm /sấu: thường được trồng nhiều ở các di tích, đặc biệt là các chùa. Ngoài tính chất hữu dụng trong đời sống thường nhật, các cây um tùm này còn có ý nghĩa là nơi nương dựa của các vong hồn, nhờ trú ngụ ở đây mà các vong hồn có thể được nghe kinh, nương cửa phật mà siêu sinh tịnh độ.

Hoa Huệ: Hương hoa huệ mới đánh thức mạnh mẽ cõi tâm linh của con người gợi ra một sự thờ phụng.
Hoa Lan: Hương hoa lan hồn nhiên, tươi trẻ, khiến cho con người liên tưởng đến sự thánh thiện.
Hoa Sen: Hương hoa lành, di dưỡng tinh thần, hương sen giúp được cho con người ta trút bỏ những tục luỵ của trần thế khi ngửi đến nó, cái thân phận của hoa sen cũng gợi sự thanh tao cao thượng mặc dù mọc lên từ bùn. Đây chính là thân phận con người.

Ngoài những cây phổ biến trên, các loài cây như lim, sao, xà cừ, nhãn, thị, đa cũng tạo bóng mát và góp phần cho di tích có một không gian xanh tươi, làm tĩnh tại tâm hồn những người hành hương.

– Trong văn hóa vật chất kiến trúc có lẽ nhiều ngươi vẫn chưa biết được Chùa, Đền, Đình… thờ những ai đúng không ạ:

Chùa: Là công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng của đạo Phật là nơi thờ phật
Đền: Là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố.
Đình: Là công trình kiến trúc cổ truyền của làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân.

Phủ: Thường là nơi thờ Mẫu – phủ Gầy, phủ Tây Hồ… một số nơi thờ tự (không nhất thiết thờ Mẫu) ở Thanh Hóa cũng gọi đền là phủ. Suy cho cùng phủ là một nơi thờ tự Thánh mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật).

Quán: Một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Tùy theo từng thờ mà có các dạng thức thờ tự khác nhau. Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất chỉ như của một ngôi đền thờ vị thần thánh cụ thể.

Am: Hiện được coi là một kiến trúc nhà thờ Phật. Gốc của Am được nghĩ tới từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng Làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia. Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) Am còn là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân.

Miếu: là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ hơn đền. Miếu thường ở xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và là nơi thờ các vị thánh thần. Khi miếu phối hợp với thờ Phật thì được gọi là Am, ở Nam bộ gọi là Miễu.

Miếu và đền về kiểu mẫu thì giống nhau, chỉ khác nhau về quy mô. Các miếu thường thờ các vị thần như miếu thổ thần, thủy thần, sơn thần, miếu cô, miếu cậu…

Bình luận về: Trồng cây xanh trong đình đến chùa

Phuc Tam

Chào bạn, hiện nhà chùa đang muốn trồng một cây Bồ Đề to bằng 3 người ôm xin quy phật tử tư vân giúp cho nhà chùa. Nhà chùa trồng ở trước cửa

Phi

Khuôn viên cảnh quan trong Đinh, Chùa được phối cảnh trồng các cây có hoa như Hoa Đại, Hoa Nguyệt Quế, Hoa sen, Cây Sen Đất, Cây Quéo….

Mặc Nhiên

Cháo Khánh, Cây Bàng ta khánh chuyển lên cúng dương cho chùa cây bàng đã phát triển xanh tốt rồi ạ. Cảm ơn Khánh, cùng toàn thể gia đình chúc công ty cây xanh trúc lâm ngày càng lớn mạnh hơn.

Thầy Hải

Chào bạn, Thầy đang muốn mua một số cây xanh trồng cho chùa ở quỳnh nhai Sơn La nhờ công ty cây xanh báo giá cho các cây trồng sau: Cây Hoa Đại, Cây Nguyệt Quế, Cây Ngâu, Cây Sala, Cây Ngọc Lan, Cây Vú Sữa, Cây Bàng ta, Cây Mộc, Cây Hoa Gạo, Cây Sung, Cây Lộc Vừng, Cây Trứng Gà

An nhiên

Hàng cây bàng đài loan, hàng cây mỹ nhân trồng dọc theo lối đi cây phát triển xanh tốt rồi ạ và hai cây Nguyệt Quế Cổ trồng ở đền thượng cũng xanh tốt và ra rất nhiều hoa rồi ạ. Chùa xin cảm ơn ạ.




Hỗ trợ trực tuyến

Cây xanh

Hỗ trợ cây xanh

Liên hệ: 0961 69 29 68

 

Cây xanh

Hỗ trợ cây xanh

Liên hệ: 0961 69 29 68

 
  • Km26+800 Đại Lộ Thăng Long, Đồng Trúc,
    Thạch Thất, Hà Nội
  • Điện Thoại: 043
  • Fax: 043
  • Email: cayxanhtl@gmail.com
  • Hotline: 0961 69 29 68
  • Bản Đồ Google Maps

Tin tức

Dự án trồng cây xanh ......................

Email: CayXanhTL@Gmail.Com - CALL:0988 857 499 - 0961 69 29 68